How to make yourself work when you just don’t want to?

Repost from: http://blogs.hbr.org/2014/02/how-to-make-yourself-work-when-you-just-dont-want-to/

By

Heidi Grant Halvorson

Heidi Grant Halvorson, Ph.D. is associate director for the Motivation Science Center at the Columbia University Business School and author of Nine Things Successful People Do Differently and Focus: Use Different Ways of Seeing the World to Power Influence and Success. Dr. Halvorson is available for speaking and training. She’s on Twitter @hghalvorson.

Heidi Grant Halvorson, tiến sỹ, là một giám đốc hợp tác của Trung tâm Khoa học Mục đích (tạm dịch) của Columbia University Business School, và là tác giả của quyển sách “9 điều mà người thành đạt làm một cách khác biệt” và “Tập trung: Sử dụng những cách nhìn khác nhau về thế giới để đạt thành công”

Bài dịch

Bạn đang có 1 dự án đang chạy chán ngắt – cái dự án mà deadline đang ngày càng gần hơn trên lịch. Khách hàng thì đang réo rắt gọi điện cho bạn, kiểu gọi mà chả giải quyết được vấn đề gì ngoài việc phàn nàn và làm mất thời gian quý báu của bạn. Ý khoan, chả phải là bạn đang muốn xem một bộ phim hay trên TV sao?

Bạn có thể tưởng tượng bao nhiêu mặc cảm tội lỗi, stress, và căng thẳng sẽ biến mất khi bạn – bằng cách kỳ diệu nào đó – làm những việc mà bạn không muốn làm, mà thực tế là bạn nên làm những việc đó?

Tin tốt (rất tốt) là bạn có thể cải thiện tình trạng này, nếu bạn sử dụng các chiến lược đúng đắn. Việc chỉ ra các chiến lược để sử dụng phụ thuộc vào lý do tại sao bạn đang trì hoãn.

Lý do #1: Bạn né tránh làm điều gì đó vì bạn sợ sẽ làm hỏng nó.

Giải pháp: Áp dụng “Trọng tâm ngăn ngừa”

Có 2 cách để nhìn vào bất kỳ nhiệm vụ nào. Bạn có thể làm điều gì đó nếu bạn thấy rằng bạn sẽ kết thúc nó tốt đẹp hơn so với hiện tại. Kiểu như “nếu tôi hoàn thành dự án này, tôi sẽ gây ấn tượng với sếp”, hay “Nếu tôi tập thể dục thường xuyên, thân hình tôi sẽ tuyệt vời”. Các nhà tâm lý học gọi đây là “Trọng tâm cầu tiến” – và các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn có một “trọng tâm cầu tiến”, bạn sẽ được thúc đẩy bởi các suy nghĩ đạt được thành quả, và bạn sẽ làm việc tốt nhất khi bạn cảm thấy háo hức và lạc quan. Nghe tốt đấy, phải không. Tuy nhiên nếu bạn sợ rằng bạn sẽ làm hỏng nó, bạn sẽ tạo ra sự lo lắng và nghi ngờ, làm cho bạn ít có khả năng thực hiện bất kỳ hành động nào cả.

Cái bạn cần là một cách nhìn mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nghi ngờ. Khi bạn có một “trọng tâm ngăn ngừa”, thay vì suy nghĩ bạn sẽ hoàn tất nó tốt đẹp hơn như thế nào, hãy suy nghĩ công việc đó là cách mà bạn sẽ bảo toàn những gì đang có – ngăn ngừa mất mát. Ví dụ đối với một trọng tâm ngăn ngừa: “Hoàn tất dự án này sẽ làm cho sếp không tức giận” hay “tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa cơ thể phì nộn”. Hàng thập kỷ nghiên cứu, điều mà tôi đã mô tả trong quyển Focus, chỉ ra rằng động lực ngăn ngừa được tăng cường bởi sự lo lắng về những điều có thể đi sai so với kế hoạch. Khi bạn tập trung vào ngăn ngừa mất mát, bạn nhận ra rằng cách duy nhất để thoát ra khỏi nguy hiểm là hành động ngay lập tức. Càng lo lắng nhiều bao nhiêu, thì bạn sẽ hoàn tất công việc đó nhanh bấy nhiêu.

Tôi biết rằng điều này rất không thoải mái, đặc biệt là khi bạn thường có “Trọng tâm cầu tiến” (đa số mọi người đều có), nhưng đây có thể là cách duy nhất để bạn vượt qua sự lo lắng về làm hỏng mọi thứ, thay vì suy nghĩ về những hậu quả thảm khốc khi bạn không làm gì cả. Cố lên, sợ tụt quần đi. Khủng khiếp nhưng nó có ích.

Lý do #2: Bạn né tránh điều gì đó vì bạn không “cảm thấy” như làm việc đó.

Giải pháp: Cư xử như Spock, bỏ qua cảm xúc của bạn. Nó đang chặn đường đi của bạn.

Giải thích một tý: Khi bạn nói “Tôi sẽ đọc sách tại thư viện”, thì não bạn sẽ tự động tưởng tượng ra cảnh mình đi tới thư viện, chọn một quyển sách, và ngồi vào một cái ghế và đọc. Điều này xảy ra nhanh tới mức bạn không hề nghĩ rằng mình đã có những suy nghĩ đó. Khi bạn không thể tưởng tượng được cảnh này, bạn sẽ thấy mình không có cảm giác làm những việc đó.

Trong một quyển sách xuất sắc của mình: “Thuốc giải: Hạnh phúc cho người không thể có tư duy tích cực”, Oliver Burkeman chỉ ra rằng rất nhiều lần chúng ta nói “Tôi không thể rời khỏi giường lúc sáng sớm”, hay “Tôi không thể tập thể dục được”, thực ra ý của bạn là bạn không có cảm giác mình làm những điều đó. Sau cùng, chả có ai trói bạn trên giường buổi sáng sớm cả, cũng chả có tên côn đồ nào chặn đường đi tới phòng tập thể dục của bạn. Không có gì mang tính vật chất đang chặn đường của bạn – chẳng qua là bạn không có cảm giác làm việc đó. Tuy nhiên, mắc gì bạn phải chờ cho tới khi có “cảm giác” làm điều gì để để thực sự làm nó?

Hãy nghĩ về nó một tí, vì nó rất quan trọng. Trước tới giờ, chúng ta đều tin rằng để có động lực và hiệu quả, chúng ta cần phải có cảm giác rằng chúng ta muốn hành động. Phải sẵn sàng để làm điều đó. Tôi không biết tại sao chúng ta tin vào điều đó, vì nó 100% vô nghĩa. Đúng là ở một mức độ nào đó, bạn cần phải có một cam kết với những gì bạn đang làm. Bạn cần phải có sự mong muốn dự án hoàn tất, hoặc khỏe mạnh hơn, hoặc dậy sớm hơn. Nhưng bạn chả cần phải có cảm giác làm điều đó.

Trên thực thế, như Burkeman đã chỉ ra, rất nhiều họa sĩ, nhà văn, nhà sáng tạo đạt năng suất làm việc cao do họ có một thói quen hằng ngày bắt buộc họ làm việc trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày, không quan trọng là họ có cảm hứng hay không. Burkeman dẫn chứng lời của họa sỹ Chuck Close: “Cảm hứng là dành cho mấy tên nghiệp dư, phần còn lại như chúng tôi chỉ đơn giản là xuất hiện và làm việc”.

Vì vậy, nếu bạn đang ngồi đó, né tránh làm việc chỉ vì bạn không có cảm giác làm những việc đó, hãy nhớ rằng bạn thực sự chả cần cảm giác đó. Chả có gì ngăn cản bạn cả.

Lý do #3: Bạn né tránh làm việc vì nó khó, nó chán, hay nó khó chịu

Giải pháp: Sử dụng cách lên kế hoạch “Nếu – thì”

Rất thường xuyên, chúng ta cố gắng giải quyết các vấn đề đặc biệt với một ý chí: “Lần tới, tôi sẽ làm cho bản thân mình bắt đầu làm việc này sớm hơn”. Dĩ nhiên là chúng ta có một sức mạnh ý chí để làm điều đó, chúng ta không bao giờ né tránh nó lúc mới bắt đầu cả. Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta thường đánh giá quá cao khả năng tự kiểm soát của mình, và dựa vào nó quá nhiều để tránh khỏi rắc rối.

Hãy cho mình một đặc ân, thừa nhận rằng sức mạnh ý chí là có hạn, và nó có thể sẽ không luôn luôn làm cho bạn làm những việc bạn thấy khó khăn, tẻ nhạt hoặc khủng khiếp. Thay vào đó, hãy sử dụng cách lên kế hoạch “Nếu – thì”

Lên kế hoạch “Nếu – thì” phức tạp hơn là vạch ra các bước bạn phải làm, nó còn là quyết định xem địa điểm và thời gian bạn làm những bước đó.

“Nếu tới 2:00 PM, tôi sẽ dừng việc tôi đang làm để bắt đầu viết báo cáo mà Bob yêu cầu”

“Nếu sếp không đề cập tới chuyện tăng lương của tôi trong buổi họp tới, tôi sẽ nhắc lại nó trước khi buổi họp kết thúc”

Bằng cách quyết định trước một cách chính xác những gì bạn dự định làm, và khi điều kiện xảy ra, bạn sẽ không phải cân nhắc có nên làm việc đó hay không, hay bạn có nên làm một việc khác với việc bạn dự định làm hay không. Khi chúng ta cân nhắc, ý chí trở nên cần thiết cho các lựa chọn khó khăn. Tuy nhiên, dùng kế hoạch “Nếu – thì” sẽ làm giảm đáng kể yêu cầu cần tới ý chí, bằng cách đảm bảo rằng bạn đã ra quyết định đúng đắn trước khi thời điểm đó xảy ra. Trên thực tế, cách lên kế hoạch “Nếu – thì” đã được thể hiện trong hơn 200 nghiên cứu rằng nó sẽ làm tăng tỷ lệ đạt mục tiêu và nâng cao năng suất lên 200% đến 300%

Tôi nhận ra rằng 3 chiến lược mà tôi giới thiệu cho bạn – suy nghĩ về cách giảm thiểu hậu quả, mặc kệ cảm giác của mình, gắn kết với một kế hoạch điều kiện – không nghe vui vẻ hoặc hay ho như “Hãy đi theo niềm đam mê của bạn”, “Hãy tích cực”. Nhưng nó có lợi thế quyết định bởi thực sự đạt hiệu quả - điều mà bạn sẽ có khi bạn sử dụng chúng