[Travel] - Transportation in Europe
Nếu bạn có dư dả thời gian và nguồn kinh phí eo hẹp, thì cách tốt nhất để dạo vòng quanh các nước EU chính là các phương tiện công cộng.
1. Airplane
Từ VN sang thì chắc là phải đi máy bay rồi. Có hãng rẻ và có hãng mắc, nhưng cũng có hãng rẻ nhưng xịn.
1.1. Canh vé
Không giống với các loại vé 0đ của Jet Star hay VietJet, giá vé bay xuyên lục địa sẽ lên xuống theo một chu kỳ nào đó. Mình khuyên nên canh vé trước khi lên lịch chuyến đi.
Các website tin cậy mình hay dùng để so sánh giá giữa các hãng với nhau là SkyScanner và Google Flights. Bạn có thể canh giá một chuyến cụ thể. Thời gian dư dả càng nhiều (tháng), thì cơ hội mua được vé rẻ của bạn càng cao.
Tips: Khi check-in online, bạn có thể chọn ghế thoải mái nhất cho mình ở trang SeatGuru
1.2. Bảo hiểm thanh toán
Một số hãng bay giá rẻ thường có nguy cơ…phá sản. Nếu bạn thanh toán bằng thẻ tín dụng, thì nên kiểm tra xem trong số các benefit của thẻ có bảo hiểm thanh toán không. Nếu có, bạn có thể được hoàn tiền hoặc bồi thường khi có vấn đề xảy ra với chuyến bay của bạn. Nếu trường hợp này xảy ra, hãy liên hệ với hãng bay + ngân hàng phát hành thẻ của bạn sớm nhất có thể.
Một ví dụ về hãng bay phá sản
1.3. Delay
Ở EU có luật: nếu chuyến bay trong EU bị delay quá 2 tiếng, hãng bay sẽ phải bồi thường cho bạn từ 200e đến 600e
Bạn có thể tham khảo thêm tại đây
2. Train và Bus
Đối với mỗi thành phố sẽ có hệ thống bus và metro riêng. Nhiều nơi có nhiều hệ thống cùng hoạt động đan xen (như Paris chẳng hạn). Để tìm ra phương tiện phù hợp, mình thường tìm đường bằng google map.
2.1. Tìm đường
Ví dụ: để tìm đường từ Orly Airport
về 5 Rue Jean-Jacques Rousseau
2.2. Đọc kết quả
Có tới 4 kết quả trong hình, chọn cái nào?
Tới đây thì kinh nghiệm cá nhân của bạn sẽ có chỗ sử dụng. Nếu bạn chưa đi bất kỳ cái nào, thì bạn phải research một chút rồi.
Trong hình, bạn có thể thấy có nhiều hệ thống khác nhau
- M: Metro - hệ thống tàu điện ngầm chạy dưới lòng paris
- RER: “Express” train: hệ thống tàu (có ngầm và có chạy trên đường ray mặt đất) “tốc hành” của paris (dù nó ghi tốc hành nhưng rất thường xuyên bị delay).
- OrlyBus: Hệ thống bus đi từ sân bay Orly
- OrlyVal: Tàu điện tốc hành đi từ các trạm cố định tới sân bay và ngược lại
Thường thì các phương tiện công cộng ở EU sẽ có những cái máy bán vé tự động đặt ở các trạm lớn. Với mỗi hệ thống sẽ có các quy định riêng. Sau đây là kinh nghiệm của mình.
2.2.1. Sophia - Antibes, France
Ở Sophia, hệ thống bus là EnviBus
màu hồng chói lóa.
Ticket có thể mua theo block 10 vé hoặc 7 ngày. Tham khảo thêm tại EnviBus All tickets
Ticket khi validate sẽ có giá trị theo thời gian. Bạn có thể dùng lại ticket đó đi bất kỳ chuyến bus nào của envibus trong vòng 60 phút.
Mua vé tại chỗ trên xe thì 1.5 e. Mua trước thì 1 e, mua block 10 vé thì còn 8 e.
2.2.2. Nice, France
Tương tự, hệ thống bus ở Nice cũng có bán vé 1 ngày, có thể đi được Tram, Bus, Créabus
2.2.3. Salzburg, Austria
Ở Salzburg (hay là ở Austria nói chung thì mình ko rõ), hệ thống tàu rất phát triển. Thậm chí đi từ Vienna về Salzburg cũng có thể đi bằng tàu. Tới nỗi sân bay Salzburg nó vắng hoe, cả năm chưa đón tới 2 triệu lượt khách.
Vé bus ở Salzburg cũng có nhiều dạng, tương ứng với nhiều mức di chuyển khác nhau. Mình thường mua 24-hours pass giá 4 e (đi được tất cả các chuyến bus trong 24h kể từ lúc validate).
Ở đây thì giá vé ticket lại dựa trên tình trạng của bạn (trẻ em, người già, học sinh sinh viên)
Người trưởng thành thì phải mua vé Full Fair
.
Vé xe bus ở Salzburg có dải chỉ óng ánh
Đi Hallstatt từ Salzburg
Có nhiều cách đi tới Hallstatt. Mình đi bus > train > ferry
- Bus 150 từ Salzburg Central Train station > Bad Ischl
- Train từ Bad Ischl tới Hallstat Bahnhof
- Đi phà từ Hallstatt Bahnhof tới làng cổ
2.2.4. Paris, France
Paris bị chia thành 5 zone khác nhau. Trung tâm nằm ở zone 1. Đối với các loại vé, bạn phải chọn zone phù hợp. Cái này không hiển thị trên google map.
Điều khủng khiếp là Orly Airport (sân bay nội địa ở Paris) nằm ở zone 4, sân bay Charle de Gaulle (sân bay quốc tế) nằm ở zone 5.
Nếu bạn mua vé tại sân bay Orly, thì chỉ mua được vé bus cho zone 1-4 (không chọn được zone thấp hơn)
Vé orlyval giá rất chát. Mình thường mua vé 1 day pass cho hệ thống RATP (đi được Orly, OrlyBus, RER, Metro) zone 1-4. Khi cần ra sân bay Charle de Gaulle, may là máy bán vé tự động có bán vé tới tận sân bay (Airport ticket), mà giá tới 10.3 e (đã có thuế).
RER B tới Charle de Gaulle bị delay tại mỗi trạm rất dữ dội.
Đó là các kinh nghiệm xương máu mình rút ra được sau khi bị phạt 35e vì mua vé đi không đúng zone ;(
3. Xài google map
3.1. Double check
Đôi khi google map suggest cho bạn một con đường xa hơn, dài hơn và đắt hơn (ví dụ như đi từ Salzburg tới Hallstatt)
Mình từng đứng ngay trạm metro ở Châtelet - Les Halles để đi tới Charle de Gaulle và thử refresh kết quả thì nó lại suggest một tuyến đường hoàn toàn khác.
Nguyên nhân có thể do bạn mất sóng, mất GPS, hoặc thuật toán chưa đủ thông minh.
3.2. Đem sạc dự phòng
Google map trong chế độ track theo đường đi nó rất tốn pin. Vậy nên thường mình ko bấm start tracking, mà chỉ xem trạm cuối cùng ở đâu, rồi để ý thông báo trên bus - train, lúc gần tới thì bật map lên check thôi.
3.3. Bus route
Bus route trên google map nó ko khớp hoàn toàn với đường đi thực tế của bus. Nó chỉ trùng trạm dừng (mà đôi khi cũng ko trùng nữa)